Chương 4: Khúc Mắc

Tịnh phu nhân nghe Quan Nguyệt mở miệng đồng ý tiến cung liền ngạc nhiên. Bà có chút không tin, bà nghĩ Quan Nguyệt thật sự điên rồi! Mới hôm trước còn cầu xin đừng đem nàng tiến cung, vậy mà hôm nay lại tự mình quỳ xuống nói lời đồng ý.

Cho dù ẩn sau lời nói đồng ý của Quan Nguyệt là gì đi nữa thì Tịnh phu nhân lại hết sức vui mừng, có lẽ bà vui không phải vì tống cổ nàng ra khỏi phủ, mà vui vì nàng đống ý giúp Tịnh gia phục hưng như lúc trước. Như vậy thì phu quân cùng với Thực nhi của bà có thể an lòng rồi.

Tịnh phu nhân đứng dậy, nâng nàng lên rồi vui mừng nói: “Con nghĩ thông rồi sao?”

Quan Nguyệt gật đầu, Tịnh phu nhân lại hỏi tiếp: “Con chắc chắn?”

Quan Nguyệt lại gật đầu thêm cái nữa. Nghĩa phụ và nghĩa huynh đều đã mất, nàng cũng chẳng còn lí do gì để ở lại Tịnh gia nữa. Trước đây khi hai người còn sống, cái phủ này chưa bao giờ ngừng tiếng cười, nàng cũng có người bảo bọc. Nay hai người thân nhất đã mất, Tịnh gia dựa vào Tịnh phu nhân sợ là cũng chẳng có thể chống đỡ được lâu, Tịnh phu nhân tuy có thành kiến với nàng nhưng tính tình của bà nàng hiểu rất rõ.

Thật ra con người Tịnh phu nhân rất tốt, có điều không thể hiện rõ ra bên ngoài thôi. Đường đường là chủ mẫu Tịnh gia, phu quân đầu ấp tay gối với mình vào một ngày lại đưa một đứa bé còn bọc trong tã lót đem về phủ. Còn muốn nhận làm con, đưa vào gia phả họ Tịnh, ai mà không bực tức.

“Phu nhân, người biết phụ mẫu con là ai và ở nơi nào không?” Quan Nguyệt nhìn Tịnh phu nhân hỏi. Trước khi tiến cung, nàng muốn biết thân thế thật sự của mình. Như vậy cho dù có chết ở chốn thâm cung kia cũng an tâm mà nhắm mắt.

Tịnh Phu nhân nghe thấy Quan Nguyệt hỏi, hình như chột dạ, bà không dám nhìn thẳng vào mắt nàng, quay mặt qua chỗ khác lảng tránh câu hỏi của nàng.

“Ta không biết!”

Nàng nhìn thái độ của Tịnh phu nhân liền nhi ngờ, nhắc lại câu hỏi một lần nữa. Tịnh phu nhân vẫn kiên quyết không nói, bà nghĩ đến phu quân lúc còn sống có kể chuyện nhặt được nàng ở đâu, như thế nào.



Nhìn thấy Tịnh phu nhân không muốn nói, nàng lại càng tò mò muốn biết hơn. Cuối cùng Tịnh phu nhân thấy nàng vậy liền kể lại hết mọi chuyện cho nàng nghe, còn dặn tuyệt đối không được đem chuyện này kể cho người khác.

Nàng gật đầu, Tịnh phu nhân mới yên tâm kể.

“Nghĩa phụ của con trên đường quay về đất Thục có đi ngang qua một cái miếu hoang, lúc bước vào thì nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Nghĩa phụ con lấy làm lạ, trong cái miếu hoang như thế này làm sao có thể có tiếng trẻ con được chứ? Thế là liền cùng thuộc hạ tìm kiếm xung quanh, kết quả thấy con đang nằm trong một cái bọc, mặc một cái áo choàng được may bằng lụa quý, bên cạnh còn có một con dao nhỏ.

Nghĩa phụ con thấy vậy liền bế con lên, kết quả con liền nín khóc ngay lập tức. Trong lúc còn bận suy nghĩ tại sao phụ mẫu lại vứt bỏ con ở nơi này thì thuộc hạ bên cạnh phát hiện ở ngực trái của con có một vết bớt, vết bớt này giống như một con phượng hoàng tung cánh vậy.

Lão gia thấy con đáng yêu liền mang con về và nhận nuôi, lấy họ Tịnh đặt tên con là Quan Nguyệt, Bởi vì tìm thấy con vào một đêm trăng tròn.

Nói xong, Tịnh phu nhân sai người đem con dao ra rồi trả lại cho nàng. Chỉ có điều nàng nghe xong vẵn chẳng thể bỏ được khúc mắc trong lòng, tại sao phụ mẫu bỏ mặc nàng không quan tâm? Nếu năm đó Nghĩa phụ không đi ngang qua cái miếu hoang đó và phát hiện ra nàng thì có phải nàng sẽ chết rồi không?

Đang nghĩ ngợi thì Tịnh phu nhân nắm lấy bàn tay ngọc của nàng . vỗ nhẹ vài cái rồi nhìn nàng thật lâu, “Con đừng nghĩ ngợi gì cả, chuyện trước mắt là con hãy quan tâm đến việc tiến cung và lấy lòng hoàng thượng. Một bước lên cao, làm hoàng hậu dưới một người trên vạn người mới có thể làm cho Tịnh gia vững chắc được.

Thật ra trước giờ bà vẫn luôn chú ý đến nàng, chỉ có điều sự nóng giận lúc nghe tin Tịnh Thực bị rơi xuống nước khiến bà mới dùng đến gia pháp mà thôi. Bà chỉ muốn dạy dỗ cho Quan Nguyệt rằng nàng và Tịnh Thực thân phận khác biệt, không được quá gần nhau nếu không sẽ bị dị nghị.

Hơn nữa thân thế Quan Nguyệt không rõ ràng, lỡ đâu là con của một trọng phạm bị vứt bỏ ở miếu, Tịnh Thực chơi cùng chắc chắn sẽ gặp họa nên bà năm lần bảy lược mới ngăn cản đến vậy. Chung quy cũng là tình mẫu tử mà thôi.

Quan Nguyệt không nói gì, Tịnh phu nhân lại tiếp lời: “Ta còn nghe nói người có vết bớt phượng hoàng rất hiếm khi có, mà những người có vết bớt này chắc chắn có mệnh hoàng hậu con đừng nên lo lắng gì cả.

Quan Nguyệt gật đầu, nàng hành lễ rồi bước ra ngoài. Y Liên đợi nàng ở bên ngoài đã lâu, nha đầu này cứ sợ Tịnh phu nhân sẽ làm khó nàng nên từ đầu đến giờ đều lo lắng trong lòng, cho đến khi nàng bước ra khỏi phòng với cơ thể nguyên vẹn mới thở phào nhẹ nhõm.



Quan Nguyệt ánh mắt nghi hoặc nhìn con dao bằng vàng được chạm khắc tinh xảo trên tay mình, hoa văn trên con dao này rất lạ, cứ như thể không phải là vật ở Đại Vũ này vậy.

“Rốt cuộc thân thế của ta như thế nào?”

“Tiểu thư, người làm sao vậy?” Y Liên khuôn mặt ngơ ngác hỏi.

Nàng ổn định tinh thần, cất con dao bằng vàng vào trong tay áo rồi cùng Y Liên quay về phòng. Nhưng cái suy nghĩ đó nó vẫn theo nàng mãi thôi, thân thế của bản thân như thế nào, phụ mẫu ra sao nàng thật sự muốn biết. Từ nhỏ đã được nhận nuôi, được sống trong cái phủ rộng lớn này cho đến tận bây giờ quả thật không dễ dàng. Bây giờ nàng cũng lớn rồi, cũng nên biết về lai lịch của bản thân. Nàng không cần phụ mẫu mình là người có tiền, chỉ cầu họ sống bình an và vẫn nhớ tới nữ nhi thất lạc là nàng đây là được.

Nhưng rồi nàng chợt nhận ra nếu mười lăm năm trước họ quan tâm đến nàng thì sẽ vứt bỏ nàng ở cái miếu hoang lạnh lẽo kia sao? Nếu thương nàng thì tại sao lại không tìm một nhà dân cầu xin họ nhận nuôi nàng? Nếu như năm đó nghĩa phụ không tìm thấy nàng thì có lẽ bây giờ nàng có phải sẽ phải sống dưới hình hài khác, một sinh mệnh khác hay không?

Nghĩ đi nghĩ lại, nghĩ hoài nghĩ mãi. Cuối cùng Quan Nguyệt vẫn là lắc đầu cười trong đau khổ. Ai nói mang danh thân phận nữ nhi là tốt? Từ lúc sinh ra đã chẳng còn mang giọt máu của phụ thân ruột nữa, gả đi rồi lại như bát nước hắt đi, kể ra lí do này để phụ mẫu có thể vứt bỏ nàng cũng không lấy làm lạ.

Trời thoáng chốc đã tối, nàng thả tóc tắt nến. Nhưng ánh trăng đêm nay sáng quá, sáng đến nỗi nó làm sáng cả căn phòng đã tắt nến, nhưng lại chẳng làm sáng được trái tim u tối buồn sầu của nàng...

“Ca, huynh nói muốn muội đợi huynh quay về...”

“Ca, muội muốn huynh quay về... những năm tháng lúc nhỏ...”

Đôi mắt Quan Nguyệt nặng trĩu, nàng dần chìm sâu vào giấc mộng. Cuối cùng vẫn là “hồng nhan bạc phận“, cả đời này hai người mà nàng kính trọng yêu thương nhất đã vội rời xa nàng mãi mãi rồi. Trong cơn mơ, Quan Nguyệt vẫn thấy chàng thiếu niên năm ấy hứa hẹn lúc rời đi, nàng cũng thấy nghĩa phụ đã hết mực yêu thương bảo hộ nàng, không ghét bỏ nàng...