Chương 33: Đồng Nghiệp Không Đồng Mệnh

Viện trưởng Nghiêm Ngọc Bích cũng xuất thân từ gia đình quân nhân ở Kinh Đô.

Bà và mẹ của Tiêu Trì Phong là những người bạn thân nhất từ nhỏ đã lớn lên cùng nhau, không phải là những người bạn sẽ đâm sau lưng, mà là những người thật lòng muốn giúp đỡ, hỗ trợ nhau và yêu thương nhau.

Nhưng số mệnh của bà lại kém xa Trịnh Nghi Linh.

Người chồng lần đầu tiên của bà là thanh mai trúc mã của bà, Đường Lệ, ông cũng là người xuất thân từ quân đội.

Hai người yêu nhau sâu đậm, có cuộc sống ngọt ngào sau khi kết hôn, nhưng duyên lành chẳng kéo dài được bao lâu, trong năm đầu kết hôn, Đường Lệ đã anh dũng hy sinh trong một lần làm nhiệm vụ, bà trở thành góa phụ của một liệt sĩ.

Khi đó, bà đang mang thai nhưng bị kí©h thí©ɧ nên không may bị sảy thai.

Nghiêm Ngọc Bích, người đã đánh mất tình yêu và sự kết tinh của tình yêu đã mắc chứng trầm cảm nhẹ, suốt ngày nhốt mình trong nhà, không muốn giao tiếp với người khác.

Năm năm sau, theo yêu cầu của gia đình, Nghiêm Ngọc Bích kết hôn với Nghê Tòng Văn, một giáo sư đại học hiền lành và kiên nhẫn.

Nghê Tòng Văn là một giáo sư đại học rất nổi tiếng, cũng xuất thân trong một gia đình làm quan, ông vẫn luôn yêu thầm Nghiêm Ngọc Bích, cuối cùng, nhờ có sự kiên trì ông đã ôm được người đẹp về nhà.

Thật không may, chuyện này cũng không có kết cục viên mãn.

Nửa năm sau sau, Nghê Tòng Văn đến nơi khác để tham gia một cuộc họp trao đổi học thuật, nhưng không may ông gặp tai nạn xe hơi và chết ngay tại chỗ.

Cha Nghê nghe tin, chịu không được kí©h thí©ɧ nên cũng đi theo.

Trong lúc thương tâm, mẹ Nghê nói Nghiêm Ngọc Bích không tốt lành, và trả Nghiêm Ngọc Bích về với nhà mẹ đẻ bà.

Giới thượng lưu ở Kinh Đô bắt đầu rộ lên tin đồn về Nghiêm Ngọc Bích, một số người ác miệng thậm chí còn đặt biệt danh cho bà là "Góa phụ đen".



Cả Đường Lệ và Nghê Tòng Văn đều xảy ra chuyện sau khi họ kết hôn với Nghiêm Ngọc Bích, ngay cả Nghiêm Ngọc Bích cũng nghi ngờ mình khắc chồng, bà cũng cảm thấy mình là điềm gở, gả cho ai người đó liền không may mắn.

Bà rơi xuống vực thẳm của đau đớn và tự trách, vốn dĩ đã bị trầm cảm nhẹ, nay không thể chịu được sự hành hạ của tinh thần nên đã cắt cổ tay tự sát.

May mắn gia đình luôn để ý đến bà, lần đầu tiên phát hiện bà tự tử, họ đưa đến bệnh viện cấp cứu, sau đó dùng mọi cách khuyên bảo, kiên nhẫn chăm sóc cho bà.

Lúc này, thiên thần nhỏ đáng yêu Tiêu Trì Phong đã chào đời.

Biết Nghiêm Ngọc Bích rất thích trẻ con, Trịnh Nghi Linh đã đưa Tiểu Trì Phong đến chỗ bà, khi Tiểu Trì Phong nhìn thấy Nghiêm Ngọc Bích, anh đã nở một nụ cười ngây thơ, ngay lập tức chiếm được trái tim của Nghiêm Ngọc Bích.

Thấy Nghiêm Ngọc Bích thích Tiểu Trì Phong như vậy, Trịnh Nghi Linh đề nghị Nghiêm Ngọc Bích làm mẹ đỡ đầu của Tiểu Trì Phong.

Nhưng điều làm bà ngạc nhiên là Nghiêm Ngọc Bích lại từ chối.

Nghiêm Ngọc Bích sợ mình thực sự là một không may mắn, sẽ làm hại Tiểu Trì Phong mà bà yêu thương, vì vậy bà không dám đến gần bất cứ ai.

Dù không làm mẹ đỡ đầu nhưng Nghiêm Ngọc Bích đã thực sự coi Tiểu Trì Phong như con trai, lúc Trịnh Nghi Linh và Tiêu Đỉnh bận rộn không có thời gian rảnh, Nghiêm Bích Ngọc đã giúp họ chăm sóc Tiểu Trì Phong.

Tiêu Trì Phong cũng xem Nghiêm Ngọc Bích như người thân.

Linh hồn của Nghiêm Ngọc Bích đã có nơi ký thác, chậm rãi lớn lên cùng Tiêu Trì Phong, bà cũng từ từ bước ra khỏi bóng tối, dưới sự ủng hộ của Trịnh Nghi Linh, bà vào làm ở bệnh viện quân khu, một lần nữa cầm dao phẫu thuật.

Không còn gánh nặng gia đình, con cái, bà hết lòng vì công việc và chuyên môn, chẳng mấy chốc đã thành danh trong bệnh viện và trở thành một bác sĩ nổi tiếng.

Vì có lòng riêng nên bà không bao giờ thân mật gọi tên mụ của Tiêu Trì Phong, khi còn nhỏ gọi anh là "Tiêu thiếu gia", bây giờ bà gọi anh là "Chỉ huy Tiêu”, bọn họ bảo bà sửa lại, nhưng bà cứng đầu từ chối.

Thấy không thể thay đổi được ý định của bà, mọi người đành phải thuận theo bà.